Bài học từ sự phát triển các thành phố trong và ngoài nước

Khi mà các NĐT, nhất là các tổ chức nước ngoài chọn Đà Nẵng, thì có nghĩa đó là 1 nơi tốt, thực tế đã chứng minh là điểm bùng phát đã xảy

Tokyo

Kinh đô của nhật bản lúc trước là Kyoto, bản thân Tokyo lúc đầu chỉ là 1 vùng nông nghiệp có 1 cảng nước sâu tự nhiên, tướng quân nhật bản đã quyết định xây dựng ở đây 1 doanh trại, sau đó các tổ chức khác cũng bắt đầu xây dựng cơ sở ở đây và sau đó tất nhiên theo quy luật là sự bùng nổ phát triển và Tokyo đã nhanh chóng trở thành 1 thành phố lớn.
Thâm Quyến

Chỉ là 1 làng chài nhỏ, nhưng lại gần Hong Kong. Điều này không cần nói cũng đoán được là khi Hong Kong phát triển hết tiềm năng của nó thì chắc chắn này sẽ lan sang Thâm Quyến.
Phố Đông , Thượng Hải

Khi mà TQ muốn nâng cao ảnh hưởng của Thượng Hải hơn nữa, khi mà các nhà quy hoạch nhận thấy Thượng Hải vẫn còn tiềm năng phát triển. Thì mặc dù lúc đó khu vực của Thượng Hải đã rất đông đúc. Và Phố Đông đối diện Thượng Hải qua bờ sông Hoàng Phố, vẫn là một nơi chưa phát triển, còn là khu vực nông nghiệp được chọn là 1 điều tất nhiên, bởi quy luật là nơi nào chưa phát triển hết tiềm năng thì nó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi nào hết tiềm năng thì thôi. Cho dù để làm việc này, người ta phải xây cầu, đào hầm để nối Thượng Hải với Phố Đông, nhưng đó không phái là vấn đề nữa 1 khi người ta đã xác định được Phố Đông là nơi cần phát triển.
New York

Khi mà cả thành phố New York đang khốn khổ (năm 1974) bởi nền kinh tế thì vẫn có những người nhận ra sự phát triển chưa hết tiềm năng của những khu phố đổ nát, bỏ không. Donal Trump đã cho mua các khu này và chờ đợi đến 30 năm sau để cho xây dựng nên những tòa nhà có giá nhất NY, bài học ở đây là ngay cả với những thành phố lớn vẫn chứa trong đó những khu vực chưa phát triển hết tiềm năng và khủng hoảng kinh tế chính là cơ hội để bạn sở hữa những thứ có giá trị (với giá rẻ hơn) và điều quan trọng là bạn phải nhìn được sự phục hồi kinh tế sau đó. Những xu hướng phát triển tiếp theo, và tất nhiên là phải biết chờ đợi.
Đà Nẵng

Khi mà các NĐT, nhất là các tổ chức nước ngoài chọn Đà Nẵng, thì có nghĩa đó là 1 nơi tốt, thực tế đã chứng minh là điểm bùng phát đã xảy ra khi đất Đà Nẵng bị mua quá nhiều trước đó.
Các bài học rút ra ở đây là

Nếu gặp 1 địa hình tốt, các điều kiện tự nhiên hợp lý thì một thành phố có thể phát triển không giới hạn, chẳng hạn như Tokyo, NewYork , …và những làng chài nhỏ bé cũng có thể phát triển rất nhanh chóng, chẳng hạn hong kong, macau, thâm quyến,.. Còn nếu điều kiện bị hạn chế thì đó cũng chỉ đến 1 mức độ nào đó rồi dừng, chẳng hạn như các thành phố phía tây của TQ hoặc như các thành phố ở miền trung Việt Nam, đơn giản là vì giao thông không thuận lợi, đất đai khí hậu kho cằn, kinh tế không thể phát triển thì làm sao mà xây được thành phố lớn.

Lý thuyết về “Điểm bùng phát” được thể hiện rất rõ trong sự phát triển của các thành phố, chỉ cần có sự bắt đầu (của chính phủ hay 1 tổ chức), sau đó được các tổ chức khác để ý và hưởng ứng (tất nhiên là do nhận thấy các điều kiện tự nhiên tốt) thì sẽ rất nhanh chóng sau đó là sự bùng nổ về của khu vực đó – bài học từ Tokyo hay Đã Nẵng.

Và cũng giống như đầu tư vào các lĩnh vực khác, “mua được giá hời và phải có sự phát triển” cũng là chìa khóa của đầu tư Bất động sản.

Các thành phố lớn thường sát biển, thuộc vùng đồng bằng rộng lớn, vv.. luôn có những lợi thế to lớn để phát triển kinh tế, vì vậy bao giờ cũng có xu hướng dịch chuyển dân cư về đây.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *